Prompt là gì

Prompt là gì? Mẹo viết prompt AI giúp nâng cao hiệu suất công việc

“Prompt là gì”, “viết prompt như thế nào mới đúng”, “công thức prompt là gì”,… là những chủ đề thu hút nhiều lượt tìm kiếm trong ít năm gần đây – khi các mô hình AI tạo sinh lên ngôi.

Thực tế, prompt quyết định hơn 80% chất lượng thông tin mà người dùng nhận được. Dùng đúng prompt được ví như chìa khóa để khai thác triệt để khả năng của các mô hình AI. Trái lại, khi chưa đặt đúng prompt, việc nhận được các kết quả mơ hồ, không liên quan, thậm chí gây thất vọng là khó tránh khỏi.

Trong bài viết này, hãy cùng Mat Ma Technology tìm hiểu chi tiết về prompt AI.

1. Prompt là gì?

Đầu tiên, prompt là gì? Prompt là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt là trong các mô hình ngôn ngữ lớn (Large language model – LLM) như chatGPT, Gemini, Copilot, v.v.

Về cơ bản, prompt đề cập đến các câu hỏi, yêu cầu hoặc hướng dẫn mà người dùng cung cấp cho hệ thống để nhận được phản hồi, thông tin mong muốn. Bạn có thể hình dung prompt như một câu hỏi, một đề bài hay một yêu cầu mà bạn muốn AI trả lời hoặc thực hiện.

Ví dụ như:

  • “Giải thích cho tôi hiểu về thuyết tương đối của Einstein.”
  • “Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh.”
  • “Nêu ra các lợi ích và thách thức của việc sử dụng năng lượng tái tạo.”

Khái niệm prompt xuất hiện từ giữ những năm 2010, khi các mô hình AI như GPT được phát triển. Đến nay, đặt prompt đúng cách còn được một số doanh nghiệp xem xét như một kỹ năng mà ứng viên cần có.

Thậm chí, một ngành nghề mới đã xuất hiện với tiềm năng thu nhập cao, được gọi là “prompt engineer“. Các chuyên gia trong lĩnh vực này chuyên thiết kế và tối ưu hóa các prompt để khai thác tối đa khả năng của các mô hình AI, giúp cải thiện hiệu quả công việc và tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức.

2. Có những loại prompt nào?

Trên đây, chúng tôi đã làm rõ khái niệm prompt là gì. Để dễ hình dung hơn, tham khảo thêm 10 nhóm prompt được sử dụng phổ biến sau đây.

2.1 Prompt câu hỏi mở

Prompt câu hỏi mở được thiết kế để khuyến khích AI cung cấp phản hồi chi tiết. Loại prompt này hữu ích khi người dùng cần nghiên cứu, được tư vấn, tìm ý tưởng, v.v.

Ví dụ như: “Bạn nghĩ gì về vai trò của công nghệ trong giáo dục?”.

2.2 Prompt câu hỏi đóng

Ngược lại với câu hỏi mở, prompt câu hỏi đóng đòi hỏi một câu trả lời ngắn gọn hoặc cụ thể, thường là dạng “có” hoặc “không”. Loại prompt này hữu ích khi người dùng cần thông tin nhanh chóng mà không cần phân tích sâu.

Ví dụ như: “AI có thể giúp cải thiện năng suất làm việc không?”.

2.3 Prompt yêu cầu tạo nội dung

Prompt yêu cầu tạo nội dung giao cho AI nhiệm vụ sáng tạo nội dung. Điển hình như viết văn, thơ, hoặc kịch bản. Có thể nói đây là loại prompt được sử dụng nhiều nhất, hỗ trợ người dùng tạo ra những nội dung mới mẻ.

Ví dụ như: “Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lợi ích, tính năng, ưu và nhược điểm của email doanh nghiệp“.

2.4 Prompt hướng dẫn

Prompt hướng dẫn hành động đưa ra các chỉ dẫn hoặc yêu cầu cụ thể để thực hiện một nhiệm vụ. Loại prompt này thường được sử dụng khi người dùng muốn AI cung cấp thông tin chi tiết về cách thực hiện nhiệm vụ, quy trình,… cụ thể nào đó.

Ví dụ như: “Hướng dẫn chi tiết từng bước cách tạo chữ ký email trong Gmail”.

2.5 Prompt phân tích

Prompt phân tích yêu cầu AI cung cấp phân tích hoặc so sánh giữa các khái niệm, ý tưởng hoặc dữ liệu. Loại prompt này rất hữu ích trong các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu.

Ví dụ như: “So sánh sự giống khác của hộ kinh doanh và doanh nghiệp, trình bày bằng bảng”.

Tham khảo khả năng phân tích của Google Gemini trong video:

2.6 Prompt tóm tắt

Prompt tóm tắt yêu cầu AI tóm tắt thông tin từ một đoạn văn hoặc tài liệu dài. Loại prompt này rất hữu ích khi người dùng cần nhanh chóng nắm bắt nội dung chính mà không có thời gian đọc toàn bộ văn bản.

Ví dụ như: “Tóm tắt nội dung chính của bài báo này”.

2.7 Prompt tạo hình ảnh

Prompt tạo hình ảnh được sử dụng trong các mô hình AI có khả năng tạo hình ảnh, yêu cầu tạo ra hình ảnh dựa trên ý tưởng.

Ví dụ như: “Tạo một bức tranh về một buổi chiều hoàng hôn trên biển, sử dụng màu sắc tươi sáng, mang không khí mùa hè”.

2.8 Prompt dự đoán

Prompt dự đoán yêu cầu AI dự đoán xu hướng hoặc kết quả dựa trên dữ liệu hiện có. Loại prompt này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như kinh doanh và nghiên cứu thị trường.

Ví dụ như: “Dự đoán xu hướng công nghệ trong 5 năm tới dựa trên những nghiên cứu, thống kê, dữ liệu thực tiễn”.

2.9 Prompt định nghĩa

Prompt định nghĩa yêu cầu AI cung cấp định nghĩa cho một thuật ngữ hoặc khái niệm. Loại prompt này rất hữu ích trong việc tìm hiểu các khái niệm mới hoặc phức tạp.

Ví dụ như: “Định nghĩa ngắn gọn về thuyết tương đối của Einstein, độ dài không quá 100 từ”.

2.10 Prompt tạo câu hỏi

Cuối cùng, prompt tạo câu hỏi yêu cầu AI tạo ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề cụ thể. Loại prompt này hữu ích trong việc chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm.

Ví dụ như: “Tạo 5 câu hỏi phỏng vấn cho vị trí quản lý dự án”.

3. Lợi ích của việc viết prompt AI đúng cách là gì?

Rõ ràng, việc đưa ra các prompt phù hợp giúp các mô hình AI cho ra phản hồi chính xác hơn và tiết kiệm thời gian hơn cho người dùng.

Viết prompt AI đúng cách giúp nâng cao chất lượng phản hồi mà người dùng nhận được. Bởi lẽ, một prompt rõ ràng và cụ thể cho phép AI hiểu đúng yêu cầu của người dùng, từ đó cung cấp thông tin chính xác và phù hợp hơn.

Đồng thời, thời gian cần để có phản hồi như ý của người dùng cũng giảm xuống. Bởi lẽ, bạn không cần mất thời gian cho những lần điều chỉnh và thử nghiệm. Thay vào đó, chỉ cần đưa prompt chính xác và nhận ngay thông tin cần thiết.

4. Cách viết prompt AI đúng

Việc viết prompt AI đúng cách là một kỹ năng quan trọng giúp tối ưu hóa phản hồi từ mô hình ngôn ngữ. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết, áp dụng chung cho các mô hình AI phổ biến.

4.1 Rõ ràng, cụ thể

Cách viết prompt AI đúng cách là gì
6 Nguyên tắc cần biết giúp viết prompt đúng cách

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết prompt là gì? Đó là phải rõ ràng và chi tiết. Bởi lẽ, AI không thể tự suy diễn “ý đồ” của bạn.

Vì vậy, bạn cần phải nêu rõ câu hỏi, yêu cầu của mình. Thông thường, các yêu cầu AI chi tiết thường cho ra phản hồi như mong đợi hơn. Đồng thời, cần tránh những từ ngữ mơ hồ, kém rõ ràng.

Hãy cụ thể yêu cầu của bạn bằng cách liệt kê những thông tin như:

  • Chủ đề
  • Độ dài phản hồi (số câu, từ hoặc ký tự)
  • Phong cách (trang trọng, không trang trọng,…)
  • Cấu trúc (bài luận, bài viết blog, bài hát, bài thơ,…)
  • Đối tượng (cá nhân, doanh nghiệp,…)
  • Định dạng đầu ra (danh sách gạch đầu dòng, đoạn văn, biểu đồ)

4.2 Cung cấp ngữ cảnh

Ngữ cảnh có thể giúp AI hiểu rõ hơn về yêu cầu của bạn. Nếu prompt thiếu ngữ cảnh, phản hồi có thể không đạt yêu cầu.

Do đó, cần đảm bảo cung cấp cho mô hình AI một số thông tin và bối cảnh liên quan đến yêu cầu của bạn.

4.3 Yêu cầu định dạng

Nếu bạn đang yêu cầu thông tin theo định dạng cụ thể (như danh sách, đoạn văn, hoặc bảng), hãy chỉ định rõ ràng điều này trong prompt.

Điều này không chỉ giúp AI hiểu rõ hơn về mong đợi của bạn mà còn giúp phản hồi dễ dàng được sử dụng hơn.

4.4 Dùng đúng loại prompt

Tùy thuộc vào thông tin bạn cần, hãy dùng đúng loại prompt mà chúng tôi đã liệt kê bên trên.

Trong đó, prompt câu hỏi đóng thường cung cấp câu trả lời cụ thể, nhanh chóng. Các loại prompt như tạo nội dung, phân tích, định nghĩa,… thường khuyến khích câu trả lời chi tiết hơn.

4.5 Thử nghiệm, điều chỉnh

Việc thử nghiệm với các phiên bản khác nhau của prompt là rất quan trọng. Nếu bạn không hài lòng với phản hồi, hãy điều chỉnh câu hỏi và thử lại. Quá trình này có thể giúp bạn tìm ra cách diễn đạt tốt nhất để nhận được thông tin như mong muốn.

4.6 Dùng ngôn ngữ tự nhiên

Việc viết prompt bằng ngôn ngữ tự nhiên và dễ hiểu sẽ giúp AI hiểu yêu cầu của bạn tốt hơn. Tránh dùng từ ngữ quá phức tạp, kỹ thuật, mang tính chuyên môn trừ khi cần thiết.

5. Ví dụ về cách ứng dụng prompt AI trong công việc

AI đang thay đổi cách thức vận hành của hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp. Thậm chí, một khảo sát được thực hiện bởi tờ Forbes giữa năm nay còn ghi nhận có đến 56% doanh nghiệp đang sử dụng AI để cải thiện, tinh chỉnh các hoạt động của mình.

Vậy thì, những ứng dụng của AI trong Marketing là gì? Xem chi tiết ba ví dụ điển hình bên dưới.

5.1 Marketing

  • Tạo nội dung quảng cáo: Marketers có thể sử dụng AI để tạo ra nội dung quảng cáo sáng tạo. Ví dụ “Viết một đoạn mô tả sản phẩm dài 300 từ cho một chiếc smartphone có tên XYZ bằng văn phong chuyên nghiệp. Nhấn mạnh đến các tính năng như camera 108MP, giá phân khúc tầm trung, pin 5000mAh, màu lime cream thanh lịch”.
  • Phân tích thị trường: AI có thể giúp phân tích dữ liệu thị trường và cung cấp thông tin sâu sắc. Ví dụ “Phân tích xu hướng tiêu dùng trong ngành thời trang trong năm 2023 dựa trên các thống kê mới nhất, tóm tắt ngắn gọn và trình bảng dạng biểu đồ”.
  • Tìm kiếm ý tưởng mới: Marketers có thể yêu cầu AI đề xuất ý tưởng cho các chiến dịch tiếp thị. Ví dụ “Đề xuất ba ý tưởng cho một chiến dịch truyền thông xã hội nhằm quảng bá sản phẩm chăm sóc da”.

Tham khảo video bên dưới:

5.2 Kế toán

  • Phân tích chi phí: Kế toán viên có thể yêu cầu AI phân tích các khoản chi phí của công ty. Ví dụ “Liệt kê các khoản chi tiêu lớn nhất trong quý vừa qua và phân tích nguyên nhân dựa trên số liệu được cung cấp trong bảng sau đây”.
  • Dự đoán dòng tiền: AI có thể giúp dự đoán dòng tiền trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử. Ví dụ “Dự đoán dòng tiền của công ty trong 6 tháng tới dựa trên dữ liệu tháng trước. Dữ liệu tháng trước được cung cấp trong bảng sau đây”.

5.3 Nhân sự

  • Tạo mô tả công việc: AI có thể hỗ trợ trong việc viết mô tả công việc cho các vị trí tuyển dụng. Ví dụ “Viết mô tả công việc cho vị trí quản lý dự án trong ngành công nghệ thông tin. Sử dụng ngôn ngữ súc tích với các câu đơn, độ dài không quá 600 từ”.
  • Soạn thảo quy trình: AI có thể hỗ trợ soạn thảo nhanh các quy trình phổ biến trong doanh nghiệp. Ví dụ “Soạn thảo quy trình tuyển dụng cho vị trí nhân viên bán hàng, bao gồm các bước từ đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn đến quyết định tuyển dụng”.

Tham khảo video bên dưới:

6. Gợi ý AI phục vụ công việc tốt nhất hiện nay

Hiện có nhiều mô hình AI tạo sinh (generative AI) ưu việt, mỗi mô hình có những ưu điểm riêng. Song, nổi bật nhất dành cho công việc phải kể đến hai mô hình AI thế hệ mới từ Microsoft và Google. Đó là Copilot và Gemini.

Không chỉ cho ra phản hồi tự nhiên như các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), điểm nổi bật của Copilot và Gemini là khả năng tích hợp sâu vào bộ ứng dụng tương ứng – Microsoft 365 và Google Workspace.

6.1 Microsoft Copilot

Microsoft Copilot hiện được cung cấp dưới dạng một tiện ích bổ sung (add-ons) của giải pháp Microsoft 365. Ngoài khả năng đưa ra phản hồi dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên, Copilot còn được thiết kế để làm việc liền mạch với các ứng dụng trong bộ Microsoft 365.

Trong trang copilot.microsoft.com, Copilot có thể đưa ra phản hồi dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên cho mọi truy vấn. Thậm chí có thể dựng kịch bản, gợi ý viết nội dung, sáng tác thơ, viết nhạc, viết code, mô tả hình ảnh.

So sánh giao diện của Gemini và Copilot
Giao diện của AI Copilot trong Microsoft 365

Trong các ứng dụng của Microsoft 365, Copilot có nhiệm vụ:

  • Microsoft Word: Đề xuất ý tưởng, viết mới, chỉnh sửa nội dung, tóm tắt văn bản, viết lại bằng văn phong khác
  • Microsoft Excel: Phân tích dữ liệu, dự đoán số liệu, xác định xu hướng và đề xuất công thức.
  • Microsoft PowerPoint: Tạo slide từ văn bản, vắn tắt nội dung và điều chỉnh bố cục.
  • Microsoft Outlook: Tóm tắt chuỗi email, soạn nội dung dựa trên yêu cầu, viết bằng văn phong khác.
  • Microsoft Teams: Gợi ý câu trả lời, tóm tắt cuộc họp và ghi chú nhanh.
  • Microsoft Power Platform: Hỗ trợ phát triển với các công cụ low-code.
  • Microsoft OneNote: Vắt tắt ghi chú, gợi ý cách trình bày và chỉnh sửa nội dung.
  • Microsoft OneDrive: Tìm kiếm thông tin tài liệu mà không cần mở tệp.
  • Business Chat: Tập hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để tóm tắt ý chính, viết email hoặc lên kế hoạch.

6.2 Google Gemini

Trong Google Workspace, Gemini đảm nhiệm vai trò như một trợ lý AI. Nó cũng được cung cấp dưới dạng một tiện ích bổ sung (add-ons).

Về khả năng truy vấn, Gemini.google.com đóng vai trò như một nhà phân tích, chuyên gia dữ liệu. Nó được xây dựng để hiểu và phản hồi nhanh các câu lệnh thuộc hơn 57 lĩnh vực khác nhau. Câu trả lời không chỉ được thể hiện dưới dạng văn bản mà còn bao gồm hình ảnh, đường dẫn và mã code.

Giao diện truy vấn của Gemini
Giao diện chat của Google Gemini

Trong các ứng dụng của Google Workspace, Gemini có nhiệm vụ:

  • Google Docs: Đưa ra gợi ý nội chung, đề xuất dàn ý, dịch văn bản, chỉnh sửa ngữ pháp và chính tả.
  • Google Sheets: Tạo bảng tính theo câu lệnh cụ thể, phát hiện và đề xuất các giá trị chưa hoàn chỉnh.
  • Google Slides: Tạo và chèn hình ảnh tùy chỉnh dựa trên câu lệnh hoặc từ khóa.
  • Google Meet: Tạo phông nền ảo, cải thiện chất lượng hình ảnh, âm thanh.
  • Gmail: Tự động phân loại email, soạn thảo email phản hồi, tóm tắt email, viết lại bằng văn phong khác.

6.3. Chat GPT

Chat GPT, một trong những ứng dụng AI tiên tiến nhất hiện nay, nổi lên như một trợ thủ đắc lực, hỗ trợ con người nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại:

Chat GPT có khả năng tự động hóa các tác vụ đơn giản, lặp đi lặp lại như:

  • Soạn thảo email, thư mời, thông báo.
  • Tạo báo cáo đơn giản, thống kê số liệu.
  • Trả lời các câu hỏi thường gặp từ khách hàng.
  • Dịch thuật văn bản.

Nhờ đó, nhân viên có thể tập trung vào những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy chiến lược.

Nâng cao hiệu quả giao tiếp:

Chat GPT giúp cải thiện giao tiếp nội bộ và với khách hàng thông qua:

  • Cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác.
  • Hỗ trợ viết nội dung cho các kênh truyền thông (website, mạng xã hội).
  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Hỗ trợ ra quyết định:

Với khả năng phân tích dữ liệu, Chat GPT có thể đưa ra các dự đoán, gợi ý, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

Thúc đẩy sự sáng tạo:

Chat GPT không chỉ đơn thuần là công cụ tự động hóa. Nó còn có thể hỗ trợ con người trong quá trình sáng tạo bằng cách:

  • Đề xuất ý tưởng mới.
  • Tìm kiếm thông tin, kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Phân tích xu hướng thị trường.

7. Mẹo viết prompt Microsoft Copilot hiệu quả

Trang Microsoft Support có bài viết hướng dẫn chi tiết về cách đặt prompt đúng cho AI của hãng – là Microsoft Copilot.

Theo đó, prompt của AI Copilot bao gồm 4 phần chính. Cụ thể gồm: mục tiêu, ngữ cảnh, kỳ vọng và nguồn. Xem chi tiết trong hình bên dưới.

Trong từng trường hợp cụ thể, bạn có thể đưa vào prompt của mình một hoặc 4 thành phần kể trên, thậm chí nhiều hơn.

 
Mẹo viết prompt Copilot
Mẹo viết prompt Microsoft Copilot hiệu quả

Tham khảo prompt ví dụ: “Soạn thảo dàn ý cho tài liệu hướng dẫn về quản lý thời gian. Đối tượng người xem là các chuyên gia làm việc trong môi trường hybrid và thường xuyên phải tham gia các cuộc họp trực tuyến. Sử dụng giọng văn chuyên nghiệp, mang tính hướng dẫn và gợi ý”.

Một số lưu ý khi viết prompt Microsoft Copilot:

  • Xác minh các phản hồi nhận được: Copilot được xây dựng dựa trên các LLM. Do đó, đôi khi phản hồi từ Copilot có thể bao gồm nội dung không chính xác, do bản chất rộng lớn và đa dạng của các LLM. Vì vậy, bản thân người sử dụng cần đánh giá các phản hồi của Copilot và đối chiếu với các nguồn tin cậy khi cần thiết.
  • Phản hồi không nhất quán: Các LLM được xây dựng dựa trên mạng nơ-ron, điều này tạo ra một số yếu tố ngẫu nhiên. Do đó với một yêu cầu đầu vào, kết quả cho ra có thể sẽ khác nhau.

8. Mẹo viết prompt Google Gemini hiệu quả

Với Gemini, Google Support liệt kê 5 yếu tố cần có để nhận được kết quả như mong đợi.

Mẹo viết prompt Gemini
Mẹo viết prompt Google Gemini hiệu quả

Cụ thể gồm:

  • Ngôn ngữ: Chat với Gemini tự nhiên như thể đang nói chuyện với bạn bè.
  • Súc tích: Gemini không thể phỏng đoán ý đồ của bạn. Vì vậy hãy tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ.
  • Bối cảnh: Càng có bối cảnh cụ thể, Gemini càng hiểu rõ yêu cầu của bạn.
  • Từ khóa: Dùng từ khóa cụ thể để Gemini đưa ra phản hồi với nhiều thông tin chính xác hơn.
  • Chia nhỏ: Nếu muốn Gemini thực hiện nhiều nhiệm vụ, hãy chia chúng thành những câu prompt nhỏ, riêng biệt.

9. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về prompt AI là gì.

9.1 Google prompts là gì?

Trong các ứng dụng Google, Google prompts là giải pháp xác thực 2 bước. Nó được dùng để bảo vệ tài khoản người dùng.

Ngoài ra, Google prompts còn đề cập đến yêu cầu mà người dùng đặt ra cho AI của Google. Cụ thể như Google Gemini.

9.2 Ngữ cảnh trong prompt AI là gì?

Ngữ cảnh là thông tin và bối cảnh xung quanh yêu cầu. Nó giúp AI hiểu rõ về mục tiêu, nội dung mong muốn để cho phản hồi phù hợp.

9.3 Prompt hoạt động như thế nào?

Prompt AI sử dụng các thuật toán học máy để phân tích và hiểu các yêu cầu đầu vào. Từ đó tạo ra các phản hồi phù hợp với bối cảnh.

9.4 Nên bao gồm bao nhiêu thông tin trong prompt?

Tùy theo từng mô hình AI. Tuy nhiên, nhìn chung prompt cần có thông tin rõ ràng nhưng không quá dài và phức tạp.

9.5 Các cách để cải thiện khả năng viết prompt là gì?

Cải thiện bằng cách cụ thể yêu cầu, cung cấp ngữ cảnh và điều chỉnh dựa trên phản hồi.

9.6 Có thể sử dụng cùng một prompt nhiều lần không?

Có, nhưng phản hồi có thể khác nhau sau mỗi lần.

9.7 Có thể yêu cầu AI viết văn bản theo phong cách nào đó không?

Có, bạn có thể chỉ định phong cách viết trong prompt.

10. Kết

Trong bài viết, Mat Ma Technology đã làm rõ mọi thông tin về prompt là gì, lợi ích và những mẹo giúp viết prompt hiệu quả.

Nhìn chung, việc hiểu rõ về prompt và cách viết prompt là bước tiên quyết giúp tối ưu hóa trải nghiệm làm việc với AI. Prompt tốt không chỉ giúp AI cung cấp phản hồi chính xác mà còn tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất.

Là đối tác chiến lược của Google và Microsoft tại Việt Nam, Mat Ma Technology thường xuyên tổ chức các sự kiện trực tuyến và trực tiếp nhằm hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm khai thác hiệu quả sức mạnh của AI Gemini và Copilot. Trong đó, bao gồm cả các kỹ thuật viết prompt AI phù hợp. Theo dõi các sự kiện sắp diễn ra của chúng tôi tại trang events.mmgroup.vn.

Share:

You May Also Like

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, công nghệ AI đang trở thành một trong những lĩnh vực phát triển...
Trong thời đại công nghệ 4.0, xây dựng hệ thống Marketing Online hiệu quả là yếu tố then chốt quyết...
Website của bạn đang “lạc trôi” giữa hàng triệu kết quả tìm kiếm trên Google? Tiền đổ vào quảng cáo...